Trà đạo là một nét văn hóa tinh thần đặc sắc và độc đáo của Nhật Bản. Đất nước mặt trời mọc từ lâu luôn tự hào với truyền thống trà đạo, nơi có sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên qua thao tác uống trà và pha trà. Văn hóa trà đạo Nhật Bản có từ khi nào và đặc điểm ra sao? Hãy cùng giadinh360 tìm hiểu về nghệ thuật trà ngay nhé!
1.Nguồn gốc trà đạo Nhật Bản?
Thực ra trà đạo của Nhật Bản vốn có xuất xứ từ đất nước Trung Quốc. Quốc gia châu Á tỉ dân này đã mang những tinh hoa văn hóa của mình ảnh hưởng rộng lớn đến các nước trong khu vực.
Trải qua hàng ngàn năm phong kiến đến tận thời cận đại, Nhật Bản vẫn chịu ảnh của văn hóa Trung Hoa và hình thành nên nghệ thuật trà đạo mang bản sắc của mình.
Theo những ghi chép lịch sử thì đến đầu thế kỉ IX, trà đạo chính thức trở thành một nét văn hóa độc đáo trong đời sống tinh thần của người Nhật.
Trà đạo Nhật Bản mang đậm phong cách Phật giáo. Các nhà sư là người đã tìm thấy vẻ đẹp trong sáng, tinh khiết trong nghệ thuật uống trà.
Họ coi đó là một nét đẹp tinh thần, không vướng bụi trần. Vẻ đẹp đó dần được phát triển và lan tỏa trong đời sống cộng đồng người Nhật.
Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của chúng tôi trên website https://danhtra.com hoặc liên hệ 0280 3824540 để được tư vấn.
2. Cách pha trà của người Nhật
Muốn pha trà, người ta cần chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ pha cẩn thận và sạch sẽ. Bao gồm:
Trà:
Gồm trà bột hoặc trà nguyên lá. Trà bột chính là loại lá trà non đem đi rửa sạch, phơi ráo nước và xay nhuyễn ra thành bột. Do đó, trà thường có màu xanh non tươi. Khi uống, trà bột thường được đánh tan với nước sôi.
Trà nguyên lá là loại lá trà đã được phơi khô, pha chế trong các bình trà rồi lấy tinh chất và bỏ đi bã. Trong trà đạo Nhật Bản, người ta dùng trà nguyên lá để lấy nước màu vàng tươi hoặc màu xanh nhẹ của trà.
Phụ liệu:
Bao gồm một số thảo dược như các loại củ quả phơi khô hoặc đậu nhằm tăng thêm hương vị cho chén trà. Các phụ liệu này có cũng tác dụng trị liệu, tăng cường sức khỏe. Trong một số trường hợp có tác dụng chữa bệnh, hồi phục sức khỏe thể chất hoặc tinh thần cho người bệnh.
Nước pha trà:
Trong nghệ thuật trà đạo Nhật Bản, trà phải được pha bằng nước suối, nước giếng hoặc nước mưa đã qua tinh chế. Như vậy sẽ đảm bảo độ tinh khiết và trong sạch khi thưởng thức trà.
Ngoài ra là ấm nước, lò nấu nước, hũ đựng nước và chén uống trà cũng phải được chuẩn bị cẩn thận.
3. Cách pha trà
Người Nhật thường pha trà với 3 lần khác nhau:
- Lần 1: Pha với nước nóng khoảng 600C trong 2 phút
- Lần 2: Pha với nước nóng khoảng 800C trong 30 giây.
- Lần thứ 3: Pha ở nhiệt độ khoảng 900C khoảng 30 đến 40 giây. Rót nước từ bình thủy tinh vào ấm trà cho khách.
Lượng nước pha trà: Đối với cách uống trà Nhật Bản phải ước lượng vừa phải để mỗi lần rót trà cho khách phải hết trọn vẹn lượng nước trong bình trà. Nếu còn thừa sẽ làm giảm phẩm chất lần uống trà tiếp theo, oxy hóa hoặc mất màu xanh của trà.
4. Cách rót trà
Người Nhật không rót trà cho khách một lần đầy tách rồi rót tiếp cho người tiếp theo. Họ sẽ để các tách của khách lần lượt trong khay và rót hai lần với thứ tự vòng đi vòng lại.
Như vậy sẽ không có độ đậm nhạt của nước trà trong mỗi tách và lượng nước trong các tách là như nhau. Sau đó mới đưa trà mời khách. Vì thế người pha phải căn làm sao để đủ nước cho tất cả khách mời.
5. Cách uống trà
Người Nhật thường ăn một vài loại bánh ngọt trong khi uống trà để gia tăng hương vị của trà. Người Nhật uống trà thành ngụm đàng hoàng vào tất cả các màng của niêm mạc miệng.
Ngụm trà của họ tương đối lớn sao cho chỉ 2, 3 lần uống là sẽ hết một cốc trà. Lúc này gia chủ sẽ tiếp tục rót trà mời khách chứ không phải khách tự rót trà cho mình.
Khi kết thúc, chủ và khách sẽ kính cẩn chào nhau trước khi ra về. Nghi lễ trà đạo diễn ra một cách nhẹ nhàng và yên tĩnh.
Trà đạo là một nét văn hóa tinh thần tốt đẹp của người Nhật Bản. Nó tạo nên phong cách người Nhật vừa truyền thống, vừa hiện đại nhưng cũng rất tinh tế và thẩm mỹ. Trà đạo Nhật Bản cũng là cách để người Nhật giữ gìn bản sắc trước sự tấn công của các dòng văn hóa bên ngoài.
Để có một ấm trà ngon thì thứ quan trọng nhất là vấn đề chọn trà như thế nào, ấm trà ngon hay không tùy thuộc vào từng loại trà và mỗi loại trà có một đặc trưng riêng của nó mà các loại khác không có được. Điển hình là các loại trà Thái Nguyên mang đặc trưng riêng của núi rừng Tây Bắc mà các loại trà khác không thể có được hương vị đó.
Qua bài viết này cũng phần nào giúp các bạn hiểu được thú thưởng thức trà và làm sao để có được một ấm trà ngon theo đúng hương vị đặc trưng của từng loại trà.