Hiện tượng trần nhà bê tông dày, chắc chắn nhưng vẫn bị thấm dột đã không còn xa lạ đối với mọi người. Một phần do điều kiện khí hậu thời tiết Việt Nam khắc nghiệt, một phần do vẫn còn rất nhiều người lầm tưởng về bản chất cũng như cách khắc phục tình trạng này. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ mang đến cho các bạn những thông tin và giải pháp chống thấm trần nhà bê tông hiệu an toàn, hiệu quả triệt để.
1. Trần nhà bê tông bị thấm dột?
Trần nhà bê tông là một phương pháp thi công mái nhà được đổ bằng bê tông. Laoij trần nhà này được xây từ hỗn hợp bao gồm xi măng, đá, sỏi, sắt thép có tác dụng chịu lực lớn cho ngôi nhà của bạn. Từ lâu vật liệu bê tông được coi như vật liệu phổ biến, không thể thiếu trong tất cả các công trình từ Việt Nam đến thế giới. Không chỉ dừng lại làm nguyên vật liệu xây thô, vật liệu bê tông còn được sử dụng làm việc chế tạo nội thất như vật liệu trang trí.
1.1 Nguyên nhân gây ra trần nhà bê tông bị thấm dột
Có rất nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan dẫn đến hiện tượng trần nhà bê tông bị thấm dột, ẩm mốc và bong tróc, những nguyên nhân có thể kể đến tiêu biểu như:
Chống thấm trần nhà bê tông không đúng kỹ thuật: Việc chống thấm trần nhà ngay từ ban đầu là điều cần thiết và vô cùng quan trọng, điều này là nhân tố quyết định độ bền lâu và vững chắc của kết cấu ngôi nhà.
Sử dụng vật liệu kém chất lượng: Để tiết kiệm chi phí, một số chủ nhà đã sử dụng chất liệu thi công kém chất lượng, bê tông và thép đan sàn không đạt chuẩn dẫn đến tình trạng bị rạn nứt trần nhà, nước mưa từ đó mà thấm qua các vết nứt và nhà tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho ngôi nhà và con người.
Thời tiết mưa nhiều, lượng mưa lớn độ ẩm cao khiến cho nước ngấm dần vào các kết cấu công trình, dẫn đến loang lổ, rêu mốc.
1.2 Tại sao phải chống thấm trần nhà bê tông
Trần nhà bê tông một khi đã bị thấm dột sẽ nói nên tình trạng cực xấu của kết cấu công trình, qua những vết nứt, rạn, nước mưa theo đó làm cho ngôi nhà của bạn bị xuống cấp, trông mát thẩm mỹ và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho các thành viên trong gia đình nhất là trẻ nhỏ.
Chống thấm trần nhà bê tông ngay từ ban đầu giúp cho bạn tiết kiệm được 10% 20% chi phí xây dựng, tu sửa lại ngôi nhà của mình. bạn nên có những biện pháp chống thấm trần nhà càng sớm càng tốt tránh các chi phí phát sinh xây sửa lãng phí về sau.
2. Top 4 cách chống thấm bê tông trần nhà an toàn, hiệu quả
2.1 Chống thấm trần nhà bê tông bằng nhựa đường
Chống thấm trần nhà bê tông bằng nhựa đường là phương pháp chống thấm đơn giản, có hiệu quả cao đồng thời tiết kiệm chi phí, an toàn, triệt để. Ưu điểm của phương pháp này có thể kể đến:
- Nhựa đường có khả năng bám dính cực cao trên bề mặt bê tông và chịu được tác động mạnh mẽ từ điều kiện môi trường mưa nắng.
- Độ đàn hồi tương đối tốt.
- Chống nước hiệu quả lên đến 95%
- Khả năng bám và lấp đầy các vết nứt, khe hở cực tốt.
- An toàn, nhanh bay mùi, không gây độc hại.
- tuổi thọ của nhựa đường được đánh giá là cao và bền bỉ nhất so với các phương pháp chống thấm khác.
Nhược điểm: Tính thẩm mỹ của nhựa đường không hiệu quả như các phương pháp chống thấm bằng sơn khác.
2.2 Chống thấm trần nhà bằng Sika
Sika là một trong những phụ gia chống thấm được sử dụng nhiều nhất trong các công trình thi công chống thấm nhà ở bởi tính phổ biến, dễ sử dụng của nó.
Ưu điểm của chống thấm trần nhà bằng Sika:
- Sika là phụ gia chủ yếu ở dạng lỏng, dễ dàng sử dụng cho thợ thi công sơn.
- Khả năng thấm hút, thẩm thấu tạo tinh thể, hình thành lớp màng bảo vệ chống nước hiệu quả tối đa.
- Hiệu quả thi công chống thấm triệt để, đánh lá tốt trên thị trường hiện nay.
- Chống thấm Sika không kén bề mặt thi công, có thể thi công tốt trên mọi bề mặt.
- An toàn, thân thiện với môi trường và người sử dụng.
- Vật liệu chống thấm Sika được ứng dụng rộng rãi trong chống thấm trần nhà, sàn nhà, tường nhà…
Nhược điểm: Sika có độ đàn hồi kém, sử dụng cho tần nhà nếu chịu nhiều tác động nắng mưa có thể dẫn đến nứt vỡ những liên kết.
2.3 Chống thấm trần nhà bê tông bằng sơn chống thấm
Việc sử dụng sơn chống thấm mang tính thẩm mỹ cao hơn, là phương pháp khá phổ biến hiện nay đối với các công trình nhà ở.
Ưu điểm:
- Sơn chống thấm có độ bền cao.
- Khả năng chống nước, chống thấm tốt.
- Kháng kiềm, chịu được sự mài mòn và cả nước mặn.
- Bề mặt sơn chống thấm nhẵn mịn/
- An toàn, thân thiện, không có các tác nhân gây hại như thuỷ ngân, asen hay selen…
- Không cháy, không gây độc hại.
Nhược điểm: Giá thành sơn chống thấm có thể cao hơn các loại phụ gia chống thấm khác…
Gợi ý một số dòng sơn chống thấm sàn, trần nhà bê tông an toàn, hiệu quả triệt để không thể không kể đến như sơn chống thấm phụ gia trộn xi măng JYMEC, phụ gia chống thấm bê tông kova…
>> Tìm hiểu thêm về sản phẩm sơn chống thấm của JYMEC tại: https://sonjymec.com/son-chong-tham-tuong-trong-nha.htm
2.4 Chống thấm trần nhà bằng màng khò nóng
Một phương pháp thi công nữa an toàn, hiệu quả cao có thể thể kể đến đó là phương pháp sử dụng màng khò nóng. Màng khò nóng hay còn gọi là màng chống thấm khò nóng gốc Bitum có ưu điểm:
- Độ dẻo dai
- Khả năng chịu nhiệt tốt.
- Chống tia UV và tia tử ngoại toàn, hiệu quả.
- Khả năng chống thấm cao.
- An toàn, thân thiện với sức khỏe và môi trường xung quanh.
Nhược điểm: Màng khò nóng có quy trình thi công phức tạp, đặc biệt đối với những mối nối giữa các tấm màng, tuổi thọ ở mức trung bình.
Trên đây là bốn phương pháp chống thấm trần nhà bê tông an toàn, hiệu quả triệt để sẽ khắc phục được phần nào tình trạng thấm dột mà ngôi nhà của bạn đang gặp phải. hãy cùng tham khảo và áp dụng cho ngôi nhà của mình nha!
>> Có thể bạn quan tâm:
- Nguyên lý thiết kế nội thất đơn giản mà bạn cần phải biết
- Thiết kế phòng đọc sách đẹp – nơi khởi nguồn cho thành công lớn!