Quy định khi công bố tiêu chuẩn cơ sở – Công bố tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) là sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường do người đừng đầu cơ sở xây dựng và công bố, chịu trách nhiệm trước pháp luật và người tiêu dùng. Trong đó, tiêu chuẩn cơ sở thường không được thấp hơn tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn ngành.
Căn cứ pháp lý:
- Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29/6/2006;
- Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy Căn cứ Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật ngày 29/6/2006;
- Căn cứ Thông tư 21/2007/TT-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc Hướng dẫn xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn;
- Căn cứ vào nhu cầu sản xuất và kinh doanh của công ty.
Các sản phẩm nào cần phải công bố tiêu chuẩn cơ sở
- Nước giặt, nước xả vải, bột giặt, nước lau sàn, nước rửa rau củ
- Thức ăn cho chó, mèo
- Bàn chải, dao cạo, bông tẩy trang,…
Căn cứ xây dựng tiêu chuẩn cơ sở
Tiêu chuẩn cơ sở được xây dựng dựa trên các kết quả nghiên cứu khóa học và công nghệ, tiến bộ kỹ thuật, kinh nghiệm, nhu cầu và khả năng thực tiễn của cơ sở. Các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, khu vực hoặc nước ngoài tương ứng được khuyến khích sử dụng để xây dựng hoặc chấp nhận thành tiêu chuẩn cơ sở.
Phương thức xây dựng tiêu chuẩn cơ sở
Tiêu chuẩn cơ sở được xây dựng theo các phương thức cơ bản như:
- Chấp nhận tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực hoặc tiêu chuẩn nước ngoài tương ứng thành tiêu chuẩn cơ sở
- Xây dựng mới TCCS dựa trên cơ sở dử dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, các kết quả thử nghiệm đánh giá, phân tích và thực nghiệm
- Sửa đổi, bổ sung TCCS hiện hành.
Các bước xây dựng tiêu chuẩn cơ sở:
Tuỳ theo quy mô, loại hình sản xuất kinh doanh của cơ sở, trình tự, thủ tục xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở (sau đây viết tắt là TCCS) có thể bao gồm những bước như sau:
- Bước 1: Lập kế hoạch xây dựng Tiêu Chuẩn Cơ Sở.
- Bước 2: Biên soạn dự thảo Tiêu Chuẩn Cơ Sở.
- Bước 3: Tổ chức lấy ý kiến cho dự thảo Tiêu Chuẩn Cơ Sở.
- Bước 4: Tổ chức hội nghị chuyên đề về dự thảo Tiêu Chuẩn Cơ Sở.
- Bước 5: Xử lý ý kiến và hoàn chỉnh dự thảo Tiêu Chuẩn Cơ Sở.
- Bước 6: Lập hồ sơ dự thảo Tiêu Chuẩn Cơ Sở.
- Bước 7: Thẩm tra dự thảo Tiêu Chuẩn Cơ Sở.
- Bước 8: Công bố Tiêu Chuẩn Cơ Sở.
- Bước 9: In ấn Tiêu Chuẩn Cơ Sở.
Thành phần hồ sơ công bố tiêu chuẩn cơ sở cho sản phẩm bao gồm
1. Đối với sản phẩm được sản xuất trong nước:
- Giấy phép đăng ký kinh doanh (công chứng) có ngành nghề kinh doanh, sản xuất bột giặt.
- Mẫu sản phẩm cần đăng ký lưu hành.
- Thông tin sản phẩm như thành phần cấu tạo, hạn sử dụng.
2. Đối với sản phẩm bột giặt nhập khẩu:
- Giấy phép đăng ký kinh doanh ( bản sao công chứng) có ngành nghề kinh doanh, sản xuất bột giặt.
- CA;
- Mẫu sản phẩm;
- Thông tin về sản phẩm : thành phần cấu tạo, hàm lượng các chất, hạn sử dụng…;
Quy trình tư vấn công bố TCCS tại Oceanlaw
- Tiếp nhận thông tin, tư vấn pháp lý.
- Nhận tài liệu từ khách hàng, luật sư đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ.
- Soạn thảo hồ sơ, chỉ tiêu kiểm nghiệm, dựa trên giấy tờ khách hàng cung cấp;
- Đại diện khách hàng nộp hồ sơ;
- Theo dõi hồ sơ và thông báo đến khách hàng trong quá trình thực hiện đến khi nhận được kết quả;
- Tư vấn miễn phí sau khi bàn giao hợp đồng;
Đối tượng chịu trách nhiệm công bố tiêu chuẩn cơ sở
- Người đứng đầu cơ sở xem xét và quyết định bằng văn bản về việc công bố TCCS.
Trên đây là sự tư vấn của Oceanlaw về “Quy định khi công bố tiêu chuẩn cơ sở cho các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ?”, khách hàng có nhu cầu xin giấy phép liên hệ 0904 445 449 hoặc [email protected]
https://giadinh360.com/quy-dinh-khi-cong-bo-tieu-chuan-co-so