Gà tuy là loại vật thân thuộc, dễ nuôi nhưng cũng là loại dễ bị bệnh dịch. Các loại bệnh của gà xảy ra quanh năm, đặc biệt là khi thời tiết nồm ẩm hoặc thời tiết thay đổi đột ngột, đây là nỗi lo của các bà con chăn nuôi. Để tránh được rủi ro và biết cách xử lý kịp thời, bà con cần nhận biết và thực hiện theo pháp đồ điều trị các loại bệnh của gà sau đây:
Phác đồ điều trị ở đây được hiểu là một quy trình chữa bệnh được các chuyên gia dựa vào triệu chứng, kiến thức, kinh nghiệm lâu năm đưa ra.
- Bệnh tụ huyết trùng
Bệnh thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa hay thời tiết thay đổi quá đột ngột khiến cho cơ thể gà không thể thích ứng được. Thường gặp ở gà từ 2 tháng tuổi trở nên. Bệnh tụ huyết trùng thường ở 2 dạng:
Thế quá cấp tính: gà sốt cao, ủ rũ, xù lông, bỏ ăn. Miệng chảy bọt nhớt lẫn máu và mào gà tím tái.
Thể mãn tính: Gà gầy, có hiện tượng viêm khớp, phân lỏng dạng bột vàng
Phác đồ điều trị tụ huyết trùng gà
-
- Đầu tiên, vệ sinh chuồng trại máng ăn, uống
- Sử dụng kháng sinh Enrofloxaxin, Neomycin, Streptomycin để điều trị
- Bổ sung điện giải, vitamin C, B-Complex để tăng sức đề kháng cho gà
Hơn nữa thì hiện nay chưa có thuốc đặc trị bệnh tụ huyết trùng ở gà nên phòng bệnh vẫn là cách tốt nhất để giảm thiểu thiệt hại cho người chăn nuôi.
- Bệnh Newcastle
Bệnh Newcastle cũng là một trong các bệnh thường gặp ở gà. Với đặc điểm gà khi mắc bệnh thường kém ăn, bỏ ăn, lông xù, sã cánh, mào thâm, chảy nước mắt nước mũi, đi ngoài phân xanh, vàng. Khi dốc ngược gà bệnh thì thấy có nước chảy.
Cách điều trị bệnh Newcastle cho gà
- Sử dụng vacxin Lasota cho cả đàn gà (kể cả gà không mắc bệnh)
- Bổ sung thuốc bổ và điện giải vào trong nước uống của gà
- Tiến hành khử trùng chuồng trại, máng ăn bằng vôi hoặc thuốc chuyên dụng
- Sau khi gà khỏe hoặc hết liệu trình thuốc có thể cho gà uống thêm giải độc gan, thận
3. Bệnh nấm phổi ở gà
Bệnh này xảy ra cả ở gà con và gà trưởng thành nhưng có những dấu hiệu bệnh hoàn toàn khác nhau.
Gà con: mệt mỏi, khó thở, chảy nước mũi, mắt lim dim và luôn đứng tách đàn
Gà trưởng thành: Gầy yếu, sụt cân nhanh, khát nước, há mỏ để thở. Khi giải phẫu thì phổi và túi khi bên trong cơ thể có nhiều chấm màu trắng, vàng, xanh lá
Phác đồ điều trị nấm tai, nấm phổi ở gà duy nhất là sử dụng các sinh và chất diệt nấm. Cụ thể như:
-
- Dùng hóa chất diệt nấm Crystal-violet, Brillian green, Iodua-kali 0,8%, dung dịch CuSO4 1/2000 để ngăn chặn lây lan của các tế bào nấm.
- Dùng kháng sinh Nystatin, Amphotericin B, Mycostatin, Tricomycin
- Bổ sung MULTI-VITAMIN hoặc thuốc B-Complex cho gà đá, gà thịt… vào nước uống mỗi ngày
- Sát trùng, vệ sinh chuồng trại 2-3 lần/ ngày bằng thuốc sát trùng chuồng gà Pividine hoặc Antivirus-FMB
4. Bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm ở gà
Nhắc đến các bệnh thường gặp ở gà thì không thể không nhắc tới bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm. Với triệu chứng gà hắt hơi, khó thở ngáp liên tục, chảy nước mắt nước mũi, lông xơ xác. Khi gà mắc bệnh thường thấy máu trên mỏ, tường và nền chuồng. Khi đó cần cách ly gà bệnh khỏi đàn gà để tránh lây lan.
Lưu ý: Đây cũng là một trong các bệnh thường gặp ở gà con mà người chăn nuôi cần phải quan tâm. Nên sử dụng một số loại thuốc kháng sinh để phòng bệnh cho gà uống từ trong khoảng 72 giờ sau khi nở.
Phác đồ điều trị viêm thanh quản truyền nhiễm gồm 2 cách:
Cách 1: Dùng 1g CCRD kết hợp 1g Gentafam-1 hoặc 1g Hepaton và 1g Super vitamin. Pha vào trong 1 lít nước uống cho gà uống liên tục trong 4-5 ngày
Cách 2: Dùng 1g CCRD kết hợp 1g Anti CRD.LA hoặc Tydox TA và 1g Doxyvit cũng được pha vào trong 1 lít nước cho gà uống 4-5 ngày liên tục
Cả hai cách đều phải bổ sung chất điện giải cho gà. Thuốc bổ và thuốc chống xuất huyết cho gà.
5. Bệnh cúm gia cầm
Cúm gia cầm là căn bệnh hiện này không có cách điều trị mà chỉ có thể dừng lại ở mức độ phòng tránh. Nếu gà mắc bệnh thì chỉ có thể tiêu hủy hoàn toàn để tránh lây lan mà thôi. Bệnh này không những là một trong các bệnh trên gà. Mà nó còn là một loại bệnh thường gặp ở ngan
Dấu hiệu nhận biết bệnh cúm gia cầm: gà sốt cao, khó thở, đầu gà sưng phù, mào tím tái. Tiêu chảy phân xanh, vàng lẫn máu. Đặc biệt là chân gà thường bị xuất huyết. Cách chữa gà bị thâm mào do tụ huyết trùng thì tốt nhất là tiêu hủy vì bệnh này chưa có vacxin điều trị.
Ngoài ra, với sự tràn lan chóng mặt của các loại thức ăn bẩn trên thị trường, bà con khó có thể đảm bảo được chất lượng thức ăn mua ngoài. Gà có khả năng ăn phải các thức ăn kém chất lượng hoặc nhiễm các chất cấm trong thức ăn. Do đó, tự chế biến thức ăn bằng máy ép cám viên là phương pháp giúp hạn chế một phần nguy cơ nhiễm bệnh của gà. Hơn nữa, việc tự chế biến thức ăn giúp bà con tiết kiệm một khoản chi phí lớn và tăng độ dinh dưỡng cần thiết theo từng giai đoạn, giúp gà hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn rất nhiều so với cho ăn thức ăn thô.
Phần trên đây chỉ là 5 trong 50 các loại bệnh của gà hay gặp phải. Do đó, mức độ rủi ro cho việc chăn nuôi là khá lớn nếu như bà con không nắm vững các kiến thức cần thiết. Chính vì vậy, trước khi bắt tay vào công tác chăn nuôi, bà con nên tìm hiểu kỹ các kỹ thuật nuôi, đây là việc hết sức quan trọng. Chúc bà con chăn nuôi thành công, luôn có một đàn gà khoẻ mạnh và phát triển.
Xem thêm: https://giadinh360.com/